Xe máy đột nhiên yếu đi, không còn bốc như lúc ban đầu là tình trạng phổ biến mà rất nhiều người sử dụng xe máy ở Việt Nam thường xuyên gặp phải.
Bài viết sau đây sẽ liệt kê cho bạn một vài lý do thường dẫn đến tình trạng trên và cách để khắc phục chúng, tránh tổn hại tới động cơ và giảm cảm giác ‘ức chế’ cho bạn trong quá trình vận hành.
1. Tác động từ dầu nhớt
Đối với tất cả mọi loại động cơ đốt trong, dầu nhớt đóng một vai trò hết sức quan trọng và không thể nào vắng mặt được trong quá trình vận hành.
Bởi vì dầu nhớt không chỉ mang trong mình những phụ gia có tác dụng tản nhiệt cho động cơ mà dầu nhớt còn là thứ dùng để bôi trơn những chi tiết như: piston, bạc, cam… Không để những bụi cacbon (muội than) sinh ra quá nhiều trong quá trình ma sát
Từ đó đảm bảo độ bền và tuổi thọ cho những chi tiết trong động cơ, đem đến quá trình vận hành mượt mà, êm ái và mạnh mẽ.
Lúc lượng nhớt trong động cơ quá ít, không đủ thực hiện hai nhiệm vụ là tản nhiệt và bôi trơn hoặc tệ hơn là bạn sử dụng nhớt kém chất lượng thì động cơ của xe sẽ rất nhanh xuống cấp. Dẫn đến tình trạng xe máy bị ì ga và không còn bốc như lúc ban đầu nữa.
Nếu sử dụng nhớt giả hay nhớt bị nhiễm nước mà không kịp thời phát hiện và thay thế, động cơ còn dễ bị trục trặc và cần phải thường xuyên sửa chữa.
Đó là lí do khi sử dụng xe máy bạn cần phải chú ý đến quá trình thay nhớt định kỳ, tốt nhất là từ 1.000km đến 2.000km thay một lần là ổn để giúp cho động cơ luôn luôn hoạt động ở tình trạng tốt nhất. Đồng thời nên đến những cơ sở uy tín để không phải gặp tình trạng thay nhầm nhớt giả.
2. Lọc gió đã quá tuổi thọ
Trong quá trình vận hành của động cơ, lọc gió (hay còn gọi là pô-e) có nhiệm vụ lọc sạch luồng không khí từ bên ngoài và đưa chúng vào bên trong động cơ, trộn với xăng thành hỗn hợp để vào buồng đốt, trải qua 4 chu kì nạp – nén – nổ – xả để sinh công năng.
Khi lọc gió bị bẩn, chắc chắn sẽ không thể nào có khả năng lọc không khí hiệu quả như lúc ban đầu được nữa, ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ vì đưa quá ít không khí vào bên trong buồng đốt hoặc không khí chưa thật sự sạch. Phát sinh hiện tượng giảm hiệu suất của động cơ, khó khởi động, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Định mức trung bình từ 10.000km đến 12.000km là khoảng thời gian bạn cần phải thay thế lọc gió. Nhưng nếu bạn thường xuyên sử dụng xe trong môi trường khói bụi thì nên thường xuyên kiểm tra lọc gió khoảng 2 tháng 1 lần để kịp thời thay thế, không làm ảnh hưởng tới động cơ.
>> Xem thêm: 3 thói quen tốt giúp bảo vệ động cơ xe máy
3. Hệ thống phun xăng cần được vệ sinh
Với những dòng xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử Fi tân tiến hiện nay, họng xăng và kim phun là bộ phận rất dễ bị bám bẩn do nhiễm nhiều tạp chất, cặn bám lâu ngày tích tụ có trong xăng. Bởi vì đổ nhầm xăng kém chất lượng, nên trong thời gian dài sử dụng đã làm bẩn hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Đó là nguyên nhân dẫn đến những hệ quả như: Tay ga không còn bốc nữa, hao xăng hơn bình thường, dễ bị tắt máy khi chạy ga nhỏ…
Khi kim phun, họng xăng và các cảm biến của nó được vệ sinh một cách kỹ lưỡng và trở nên sạch sẽ thì chắc chắn động cơ sẽ hoạt động trơn tru hơn do được cung cấp nhiên liệu một cách tối ưu.
Mời Bạn tham khảo bài viết sau để biết cách bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ cho xe của mình mà không cần tốn tiền đem xe ra hãng
>> Xem thêm: Bí quyết để xe bạn vẫn bốc như mới sau 3 – 5 năm sử dụng